XẸP VỠ THÂN ĐỐT SỐNG

Xẹp vỡ thân đốt sống hay có tên gọi khác xẹp đốt sống là tình trạng thân đốt sống bị xẹp, dẫn đến biến dạng và giảm chiều cao thân đốt sống, gây đau nhức dữ dội. Các vị trí có thể dẫn đến xẹp đốt sống bao gồm các vị trí phổ biến nhất như đốt sống cổ, đốt sống ngực và đặc biệt hơn cả là đốt sống lưng. Đây là những vị trí phải chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể bên trên.

Xẹp đốt sống thường hay mắc ở những người bị loãng xương, cụ thể như phụ nữ sau mãn kinh. Do đó bệnh thường phổ biến ở nữ giới nhưng nam giới cũng có khả năng mắc phải nhiều và tỉ lệ bệnh tăng dần theo độ tuổi.

Các Biểu Hiện Thường Gặp Ở Bệnh Nhân Bị

Xẹp Vỡ Thân Đốt Sống

 

Một thực tế, có đến ⅔ trường hợp gãy lún cột sống không được chẩn đoán vì không gây ra triệu chứng hay dấu hiệu rõ rệt. Thậm chí, nhiều người còn nhầm lẫn đó là những cơn đau lưng đơn giản của người già.

Dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê một số những trường hợp mà có thể bạn đang mắc phải:

  • Đột ngột xuất hiện những tình trạng đau lưng
  • Độ đau tăng lên khi đứng hoặc đi bộ
  • Cường độ đau giảm khi nằm nghỉ
  • Khả năng di chuyển của cột sống bị hạn chế
  • Giảm chiều cao, gù lưng
  • Biến dạng cột sống và gây tàn tật

NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN GÂY

XẸP VỠ THÂN ĐỐT SỐNG

Một số nguyên nhân dẫn đến xẹp đốt sống có thể do: Chấn thương cột sống, loãng xương, u thân đốt sống, đa u tủy sống… nhưng trong đó loãng xương là nguyên nhân đầu dẫn đến xẹp đốt sống.

  • Các hoạt động hằng ngày như hắt hơi mạnh, nâng những vật nhẹ,… cũng gây xẹp đốt sống khi bị loãng xương nặng.
  • Những di chứng từ các chấn thương do té ngã, cố gắng nâng một vật nặng là nguyên nhân gây xẹp đốt sống ở bệnh nhân loãng xương trung bình.
  • Đối với những người bình thường nếu như không bị loãng xương, thì nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xẹp đốt sống là do họ gặp những tai nạn trầm trọng như tai nạn giao thông, chấn thương do chơi thể thao hay ngã cao là những nguyên nhân phổ biến gây lên xẹp đốt sống
  • Không chỉ vậy, xẹp đốt sống còn có thể do ung thư di căn. Bệnh này thường gặp ở những người dưới 55 tuổi, không bị chấn thương hay chấn thương nhẹ. Lúc này các tế bào ung thư sẽ di căn tới xương cột sống làm phá hủy nơi đây, dẫn đến xương bị yếu rồi xẹp đốt sống.

Theo PGS.TS.BS Đinh Ngọc Sơn, phòng khám Spinetech Clinic thì bệnh xẹp đốt sống được chia ra làm 2 loại:

Xẹp đốt sống ngực

Đây là một trong những trường hợp phổ biến nhất của xẹp đốt sống, thường ở vị trí D12, nơi tiếp giáp đốt sống lưng L1. Các đốt sống này nằm ở khu vực trung tâm, giúp cố định xương sườn. Vị trí này bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể như phổi, tim…Biểu hiện của tình trạng xẹp đốt sống ngực thường sẽ là những cơn đau tăng lên khi người bệnh hít thở sâu, ho, hắt hơi,… Trong một số trường hợp nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây tắc ruột, đau đớn nhiều hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư phổi.

Xẹp đốt sống lưng

Đốt sống lưng thường có vị trí nằm giữa xương sườn và xương chậu, là vùng chịu nhiều trọng lực nhất của cơ thể. Vị trí đốt sống lưng thường bị xẹp là L1, L2 và L5. Khi gặp bệnh xẹp đốt sống lưng người bệnh thường có triệu chứng đau nhức. Nếu không được phát hiện kịp thời, các đốt sống có thể bị dính lại, gây thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.

Phương Pháp Chẩn Đoán
Xẹp Vỡ Thân Đốt Sống

Ngoài những biện pháp kết luận lâm sàng, người bệnh cần nên làm thêm những kỹ thuật cận lâm sàng để có thể biết rõ về tình trạng bệnh của mình như:

  • Chụp X quang: Cho hình ảnh của các khớp, xương và đĩa đệm
  • Chụp cắt lớp vi tính: Biện pháp này cho biết ảnh ống sống, những cấu trúc bên trong và bao quanh nó. Kỹ thuật này hay được kết hợp với chụp tủy sống cản quang.
  • Chụp cộng hưởng từ: Cho thấy được tủy sống, các rễ thần kinh và những tình trạng phi đại, thoái hóa hay khối u.

Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám miễn phí và điều trị bệnh kịp thời ngay hôm nay. Spinetech Clinic – điều trị bằng trí óc, chăm sóc bằng trái tim!

 

ĐỘI NGŨ BÁC SĨ VÀ CHUYÊN GIA GIÀU KINH NGHIỆM

Hội đồng các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đã có nhiều năm công tác và giảng dạy tại các bệnh viện và các trường đại học y lớn trên cả nước

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN
Đại tá, PGS. TS. BSCK II

TTƯT Vũ Văn Hòe

Nơi công tác: Bộ môn – Khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân Y
Chức vụ:
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn kiêm Chủ nhiệm Khoa
Phó chủ tịch hội Phẫu thuật cột sống Việt Nam
Ủy viên Ban chấp hành hội Phẫu thuật thần kinh Việt Nam
Quá trình học tập và công tác
1982 – 1988: Bác sĩ đa khoa, Hệ chính qui, Học viện Quân y
1993 – 1995: Cao học Phẫu thuật thần kinh, Hệ chính qui, Học viện Quân y
1996 – 2000: Tiến sỹ y khoa, Hệ chính qui, Học viện Quân y
2010 – 2011: Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Học viện Quân y
10/2011: Được công nhận đạt chuẩn chức danh Phó giáo sư
02/2014: Được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú
Đào tạo về vi phẫu thần kinh tại Fujita Health University Hospital, Nhật Bản. Tham dự nhiều khóa tập huấn kỹ thuật và các hội nghị quốc tế chuyên ngành tại các nước Mỹ, Pháp, Đức, Áo, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philipine,…

Bác sỹ Đinh Ngọc Sơn

PGS.TS – Giảng viên cao cấp

Bác sỹ Phan Trọng Hậu

Tiến sĩ, bác sĩ
chuyên khoa II

Bác sỹ Hoàng Gia Du

PGS. TS 

Bác sỹ Vũ Đăng Lưu

PGS.TS