Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là tình trạng một hoặc nhiều lỗ sống bị thu hẹp và giảm không gian cho các dây thần kinh. Quá trình này có thể xảy ra trong ống tủy và/hoặc trong lỗ liên hợp đốt sống (nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống). Tùy thuộc vào vị trí và mức độ hẹp, một dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống có thể bị chèn ép và gây ra triệu chứng.

  1. Nguyên nhân thường gặp

– Thoái hóa cột sống.

– Thoái hóa đĩa đệm.

– Dây chằng dày lên hoặc xù xì.

– Các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào hẹp ống sống, chẳng hạn như biến dạng cột sống hoặc phát triển nang.

2.Tiến triển của hẹp ống sống

Tình trạng hẹp ống sống thường tiến triển theo thời gian như là một phần của quá trình lão hóa. Mặc dù hẹp ống sống thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên, nó cũng có thể phát triển sớm hơn do chấn thương hoặc bẩm sinh.

Tình trạng hẹp cột sống có thể xấu đi theo thời gian, nhưng tốc độ tiến triển là khác nhau và không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng.

3.Triệu chứng hẹp ống sống và chẩn đoán

Có một số dấu hiệu và triệu chứng tiềm tàng của hẹp ống sống. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể chủ yếu được xác định bởi vị trí và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hẹp.

Một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến của hẹp ống sống có thể bao gồm:

Đau lan: Có thể lan tỏa từ cột sống xuống cánh tay hoặc chân. Mức độ có thể từ đau âm ỉ đến cảm giác nóng rát.

Dấu hiệu rễ thần kinh: Thiếu hụt chức năng thần kinh do bị chèn ép rễ thần kinh sống, chẳng hạn như: ngứa, ran, tê hoặc yếu một cánh tay, chân.

Dấu hiệu tủy sống: Thiếu hụt chức năng thần kinh do chèn ép tủy sống, chẳng hạn như ngứa ran, tê hoặc yếu cả cánh tay và/hoặc chân, các vấn đề về kiểm soát cơ bàng quang/ruột.

Hội chứng đuôi ngựa: Dẫn đến thiếu hụt chức năng thần kinh do chèn ép vùng đuôi ngựa (rễ thần kinh cuối tủy sống). Nhiều dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện ở chi dưới, bao gồm mất cảm giác vùng yên ngựa và/hoặc đại tiện/bàng quang không tự chủ. Hội chứng đuôi ngựa cần được can thiệp y tế ngay lập tức để tránh tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Mặc dù hẹp cột sống thường liên quan đến cơn đau lan ra chân hoặc cánh tay, đôi khi cơn đau được cảm nhận cục bộ hơn ở cột sống, chẳng hạn như ở tại vùng cổ hoặc thắt lưng.

4.Điều trị hẹp ống sống

Hầu hết các trường hợp hẹp ống sống có thể được điều trị bằng kết hợp các phương pháp điều trị không phẫu thuật như: vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và/hoặc tiêm ngoài màng cứng. Khi đau dữ dội và/hoặc khiếm khuyết thần kinh tiến triển xấu đi mặc dù đã điều trị bảo tồn tích cực, phẫu thuật có thể được xem xét.

  • Vật lý trị liệu

Chương trình vật lý trị liệu phù hợp cùng với tập thể dục là một khâu quan trọng trong mọi quá trình điều trị hẹp ống sống. Mặc dù các bài tập không phải là một phương pháp chữa bệnh nhưng điều quan trọng là giúp người bệnh có khả năng duy trì hoạt động như sức chịu tải và không bị yếu, teo cơ do quá trình không vận động.

  • Thay đổi hoạt động

Nên tránh các hoạt động làm nặng thêm các triệu chứng hẹp cột sống. Đối với hẹp ống sống thắt lưng, người bệnh thường thoải mái hơn khi gập về phía trước. Khuyến cáo hoạt động thay đổi có thể bao gồm:

– Cố gắng đi bộ cúi về trước và dựa vào khung tập đi hoặc xe đẩy thay vì đi thẳng.

– Đạp xe tại chỗ (nghiêng về phía tay lái) thay vì đi bộ để tập thể dục.

– Ngồi ghế tựa thay cho ghế thẳng.

Một số người bệnh có thể cảm thấy nhẹ nhõm bằng cách đeo nẹp cổ hoặc nẹp lưng, điều này có thể giúp ngăn ngừa cột sống di chuyển gây đau đớn. Mặc dù, đeo nẹp thường chỉ được khuyến cáo trong thời gian ngắn để tránh tình trạng teo cơ, dẫn đến giảm sự hỗ trợ cho cột sống và người bệnh cảm thấy đau hơn.

Thuốc

Các loại thuốc phổ biến được sử dụng để giúp giảm đau hẹp ống sống bao gồm:

– Acetaminophen (Tylenol) hoạt động thông qua hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống) để giúp giảm đau.

– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và đau. Ví dụ về NSAID bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen và celecoxib.

Với việc sử dụng thận trọng, một đợt điều trị ngắn hạn của thuốc opioid có thể hữu ích cho các cơn đau nghiêm trọng liên quan đến thần kinh. Một số bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giãn cơ và thuốc giảm mẫn cảm thần kinh, chẳng hạn như gabapentin.

– Tiêm Steroid ngoài màng cứng.

– Dưới hướng dẫn của máy C-arm (fluoroscopy) và thuốc tương phản, kim tiêm được đưa vào ống sống để có thể tiêm corticosteroid vào khoang ngoài màng cứng. Mục tiêu của tiêm steroid ngoài màng cứng là giảm viêm rễ thần kinh và/hoặc tủy sống.

Hẹp cột sống thường đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Ở một số người bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể nặng lên và khi đó phẫu thuật cần được xem xét lựa chọn.

  • Phẫu thuật hẹp ống sống

Khi hẹp ống sống làm chức năng thần kinh xấu đi (tê bì hoặc yếu cơ), phẫu thuật có thể được xem xét khi phương pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả. Mục tiêu của phẫu thuật hẹp ống sống là giải ép dây thần kinh cột sống và/hoặc tủy sống để cho phép các dây thần kinh hồi phục và hoạt động tốt hơn.

Chia sẻ bài viết:

Bài viết cùng chủ đề:

  • Thoái Hóa Khớp Gối: Hiểu Rõ, Phòng Ngừa và Điều Trị

    Thoái hóa khớp gối, dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng những cơn đau mãn tính và suy giảm vận động do bệnh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc hiểu rõ về bệnh, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị và phòng ngừa là vô cùng...

  • BÀN CHÂN BẸT: Hiểu đúng và cách xử lý hiệu quả.

    Bàn chân bẹt là tình trạng mà lòng bàn chân bị phẳng hơn bình thường, dẫn đến việc toàn bộ hoặc gần như toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất khi đứng. Đây có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc phát triển trong suốt cuộc đời. 📌 Triệu chứng phổ biến...

  • Đau cứng khớp vào buổi sáng: Nguyên nhân và cách khắc phục.

    Đau và cứng khớp vào buổi sáng là triệu chứng phổ biến, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp. Tình trạng này thường khiến việc cử động khớp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây đau...

  • Chụp X-quang và Những Điều Cần Biết

    Chụp X-quang (X-ray) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến, giúp bác sĩ quan sát các cấu trúc bên trong cơ thể như xương, phổi, khớp, và thậm chí các cơ quan nội tạng. Dưới đây là những điều bạn cần biết: Chụp X-quang Là Gì? X-quang sử dụng tia X (một...

  • U não là gì? Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe!

    U não là sự xuất hiện của các khối u trong não hoặc gần não. Đây có thể là khối u lành tính hoặc khối u ác tính (ung thư). U não ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng quan trọng như trí nhớ, khả năng vận động, và các chức năng sống khác....

  • Biến Chứng Nguy Hiểm Của Viêm Khớp Vai

    Biến Chứng Nguy Hiểm Của Viêm Khớp Vai Viêm khớp vai không chỉ gây đau và khó chịu, mà nếu không điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến và nguy hiểm của...

  • SPINETECH CLINIC – NÂNG NIU SỨC KHỎE CỘT SỐNG VÀ HỆ THẦN KINH CỦA BẠN

    SPINETECH CLINIC NÂNG NIU – CHĂM SÓC – BẢO VỆ Hệ thần kinh, Cột sống, Cơ – Xương – Khớp của bạn. SpineTech tự hào là phòng khám chuyên khoa thần kinh, cột sống, cơ – xương – khớp hàng đầu Việt Nam! Phòng khám hoạt động theo giấy phép số 3595/HNO-GPHĐ và 3596/HNO-GPHĐ, được...

  • Các Bài Tập Phù Hợp Cho Người Mắc Bệnh Xương Khớp.

    Các Bài Tập Phù Hợp Cho Người Mắc Bệnh Xương Khớp Vận động nhẹ nhàng và đúng cách là yếu tố quan trọng giúp người mắc các bệnh về xương khớp duy trì sự linh hoạt, giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp. Dưới đây là những bài tập an toàn và hiệu...