Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp làm gây lên chèn ép ở tủy sống và các rễ thần kinh. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở độ tuổi ngoài 50 tuổi. Bệnh thường ít gặp ở người trẻ, thường có nguyên nhân là do di truyền hoặc là di chứng sau chấn thương vùng cột sống. Hẹp ống sống thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giảm áp lực trên tủy sống hoặc các dây thần kinh liên quan.
1.Nguyên nhân dẫn đến hẹp ống sống
Hẹp ống sống là do tình trạng cơ thể bị thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống, gai đôi đốt sống chèn vào ống sống. Ngoài ra, dị tật vẹo cột sống bẩm sinh cũng có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ cao bị hẹp cột sống.
Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hẹp ống sống:
- Thoái hóa cột sống: Khi ở độ tuổi trung niên, yếu tố tuổi tác làm cho khớp bị thoái hóa, dẫn đến tình trạng lớp sụn bảo vệ ở khớp bị “bào mòn”. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách phát triển xương mới, gọi là gai xương. Khi gai xương phát triển quá mức, sẽ dẫn đến tình trạng thu hẹp không gian và chèn ép đến các dây thần kinh, tủy sống.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm hẹp ống sống. Giữa mỗi đốt sống là đĩa đệm có tác dụng giảm xóc cho cột sống. Ở người có tuổi, các đĩa đệm có xu hướng bị mất nước, xơ hóa làm cho phồng lên hoặc thoát vị đè lên các dây thần kinh ở những khu vực lân cận.
- Dãn dây chằng: Dây chằng được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng hẹp đốt sống. Dây chằng có cấu trúc là những dải mô mềm dẻo có vai trò cố định cốt sống lại với nhau. Nếu bạn bị viêm khớp có thể sẽ làm cho dây chằng chằng dày lên hẹp ống sống
2. Các biểu hiện của hẹp ống sống
- Đau ở lưng dưới
- Đau thần kinh tọa: Đây là cơn đau bắt đầu ở mông và kéo dài xuống chân, bàn chân
- Cảm giác nặng nề ở chân, có thể dẫn đến chuột rút ở một hoặc cả hai chân
- Tê, ngứa ran như kim châm ở mông, chân hoặc bàn chân
- Yếu chân hoặc bàn chân khi có tình trạng hẹp nặng
- Đau nặng hơn khi đứng trong thời gian dài, đi bộ hoặc đi xuống dốc.
- Mất kiểm soát đại tiện
- Đau nhức cổ
- Mất chức năng ở tay, gặp khó khăn trong một số tình trạng cầm nắm
3. Một số phương pháp giúp chẩn đoán hẹp ống sống chính xác hơn.
Bạn có thể tham khảo ngay một số những phương pháp mà chúng tôi tổng hợp được để xử lý dứt điểm căn bệnh hẹp ống sống này dưới đây:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang sẽ giúp bạn nhìn thấy được chính xác vị trí nào là vị trí bạn đang có nguy cơ về hẹp ống sống. Tia xạ năng lượng cao sẽ xuyên qua cơ thể, tạo ra hình ảnh trên phim X-quang hiển thị cấu trúc của xương trục và cột sống.
- CT scanner: Nhiều tia X-quang cùng quét lên cột sống theo lát cắt ngang, phối hợp xử lý bằng máy tính để hiển thị hình dạng và kích thước của ống sống cũng như các thành phần bên trong hình ảnh 2 hoặc 3 chiều
- Tủy đồ: Phương pháp này là tiêm thuốc cảm quang vào khoang dịch của não tủy để có thể ghi nhận được hình dạng các dây thần kinh và tủy sống. Tại đây ta có thể thấy trên X-quang được rõ chỗ bị hẹp ống sống.
Vậy là thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng sẽ đem đến cho bạn thêm nhiều góc nhìn mới về bệnh hẹp ống sống có nguy hiểm không?. Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám miễn phí và điều trị bệnh kịp thời ngay hôm nay. Spinetech Clinic – điều trị bằng trí óc, chăm sóc bằng trái tim!
Xem thêm: 5 Cách Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm