5 Cách Điều Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Hiểu Quả Nhất

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 5 cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất .Theo thống kê của sở y tế cho thấy, có khoảng 30% dân số Việt Nam đang gặp vấn đề về tình trạng đau lưng, đặc biệt là đau lưng do tổn thương đĩa đệm sau những tai nạn lao động, tai nạn giao thông, hoặc đơn thuần chỉ là thoái hóa tự nhiên… Đáng chú ý, bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng có hu hướng trẻ hóa, phổ biến hơn cả là thuộc từ độ tuổi 30-60 tuổi.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng anh hay còn gọi là Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ hư hại, Trượt ra khỏi vị trí ban dầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống. Dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Thoát vị đĩa đệm là gì
Thoát vị đĩa đệm là gì

Đĩa đệm của mỗi người có cấu trúc sụn, là một khoang nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm có hai phần gồm bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu trúc từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay, nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương tình trạng lệch các đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, vòng xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy sẽ thoát ra.

Dựa vào vị trí đĩa đệm bị chệch, bệnh được chia thành:

  • Thoát vị điã đệm cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ ngực
  • Thoát vị đĩa đệm ngực
  • Thoát vị đĩa đệm đệm lưng ngực
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

 

Dựa vào sự chèn ép ở thần kinh và tủy sống, bệnh thoát vị đĩa đệm chia ra làm 2 loại:

  • Thoát vị thể trung tâm: Nếu thoát vị ở vị trí này, nhân nhầy sẽ thoát ra và chèn ép trực tiếp tủy sống. Thể này sẽ không gây tình trạng tê bì chân tay, nhưng là tình trạng nguy hiểm nhất khi nhân nhầy chèn ép càng nhiều, người bệnh sẽ mất hoàn toàn các chức năng vận động cũng như kiểm soát hệ bài tiết.
  • Thoát vị cạnh trung tâm: Nếu thoát vị ở đĩa đệm này nhân nhầy gây chèn ép lên cả tùy sống và rễ thần kinh của bạn.
  • Thoát vị chèn ép rễ thần kinh phải hoặc trái nếu để lâu dài sẽ gây lên tình trạng chèn ép dây thần kinh cột sống. Làm cản trở bạn trong quá trình đi lại
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây lên tình trạng đĩa đệm bị trượt khỏi vị trí ban đầu như:

  • Chấn thương cột sống sau khi tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động do thường xuyên mang vác vật nặng trên cổ, lưng; tư thế khuân vác sai cách dẫn tới chệch đĩa đệm. Vì nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống để nhấc một món đồ nặng và đứng thẳng lên đột ngột thay vì ngồi xuống rồi bê vật nặng từ từ đứng lên. Điều này dễ gây chấn thương cột sống lưng và ảnh hưởng đến đĩa đệm.
Tư thế bê hàng
Tư thế bê hàng
  • Thoái hóa cột sống: Khi các lớp nhân nhầy và vòng xơ (tương tự như sụn khớp) bị bào mòn, xương dưới sụn (các đốt sống) bị biến đổi cấu trúc, xuất hiện các hốc xương và thậm chí là mọc gai xương. Với tác động và sức chèn ép của cơ thể, vòng xơ của đĩa đệm có thể bị rách, lớp nhân bên trong sẽ thoát ra ngoài à gây chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống.
  • Một số nguyên nhân khác có thể kể đến là yếu tố di truyền hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh trong thoát ra ngoài, gây chèn ép lên các dây thần kinh và tủy sống.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm mà người bệnh thường gặp

Có nhiều yếu tố tác động lên cơ xương khớp, khiến cho cơ thể của bạn bị thoát vị đĩa đệm mà từ lâu không biết, dưới đây chúng tôi sẽ mắc cho bạn một số triệu chứng của thoát vị đĩa đệm:

  • Đau thắt lưng đột ngột và dữ dội.
  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
  • Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng và cúi thấp khó khăn
  • Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa, đau lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc khoang liên sườn.
  • Tê hoặc bị yếu 2 chi, Ngón chân cái khó gấp-duỗi, cmar giác tê thể hiện ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho , hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng tấy và giúp các tổn thương có thời gian lành lại. Trong thời gian này, người bệnh được điều trị nghỉ ngơi trên giường khoảng 1-2 ngày, tránh tập thể dục hay thực hiện các hoạt động cần phải cúi người, nâng vác vật nặng. Tuy nhiên, bạn không nên nghỉ lâu quá, để tránh các khớp và cơ bị co cứng.

Chế Độ Nghỉ Ngơi
Chế Độ Nghỉ Ngơi

Vật lý trị liệu

Hiện nay có rất nhiều bài tập có thể giúp cải thiện các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Các kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh những bài tập phù hợp với tình trạng bệnh và thể lực. Chương trình vật lý trị liệu có thể bao gồm: Các bài tập kéo căng để giữ cho cơ được linh hoạt; các bài tập thể dục nhịp điệu giúp giảm đau cổ hoặc lưng, đồng thời tăng sản xuất endorphin, chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên và giúp cải thiện tâm trạng.

Một số phương pháp vật lý trị liệu bạn có thể tham khảo:

  • Tác động kéo giãn cột sống dễ dịch chuyển đĩa đệm trở lại vị trí bình thường
  • Mặc áo nẹp cột sống để cố định tạm thời, hạn chế lực tác động lên đĩa đệm
  • Bài tập căng cơ để giữ cho cơ bắp linh hoạt
  • Các bài tập aerobic – chẳng hạn như đi bộ hoặc thiết bị đạp xe tại chỗ
  • Mát xa
  • Chườm nóng và lạnh
  • Liệu pháp sóng siêu âm

Massage

Phương pháp này đã được thực hành từ hàng ngàn năm trước và chứng minh khả năng giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe hiệu quả. Tuy nhiên trước khi chọn massage, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn loại phù hợp nhất.

Massage trị thoát vị đĩa đệm
Massage trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm ngoài màng cứng

Nếu bạn đã tuân thủ yêu cầu nghỉ ngơi, kết hợp uống thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm và tập vật lý trị liệu nhưng vẫn không cải thiện cơ đau, bác sĩ có thể tiêm một số thuốc steroid vào khoảng trống xung quanh dây thần kinh cột sống, được gọi là tiêm ngoài màng cứng. Các chất steroid có thể giúp giảm sưng, giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn và giảm đau thoát vị đĩa đệm.

Tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng

Đĩa đệm có tính đàn hồi, giúp cho cột sống được thực hiện đầy đủ các chức năng cần thiết để được vận động 1 cách mềm dẻo nhất. Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn nên cần được rèn luyện cơ thể mỗi ngày bằng cách tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Ngoài ra trong chế độ ăn uống bạn hãy bổ sung thêm các chất cần thiết cho cơ thể.

Còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay với chúng tôi để được thăm khám miễn phí và điều trị bệnh kịp thời ngay hôm nay Spinetech Clinic – điều trị bằng trí óc, chăm sóc bằng trái tim!

 

Chia sẻ bài viết:

Bài viết cùng chủ đề:

  • GÓI KHÁM CƠ BẢN THẦN KINH – CỘT SỐNG – CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gói khám cơ bản Thần kinh – Cột sống – Cơ xương khớp được thiết kế chuyên biệt để tầm soát toàn diện sức khỏe xương khớp, cột sống, thần kinh và các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, thận, ổ bụng.  1. GÓI KHÁM DÀNH CHO AI? Gói khám cơ bản TK...

  • GÓI KHÁM CHUYÊN SÂU THẦN KINH – CỘT SỐNG – CƠ XƯƠNG KHỚP

    Gói khám chuyên sâu Thần Kinh – Cột Sống – Cơ Xương Khớp tại phòng khám SpineTech là một dịch vụ y tế toàn diện, kết hợp giữa xét nghiệm hiện đại và chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. 1. Xét nghiệm huyết học toàn diện. Bao gồm hàng loạt chỉ số như: AST...

  • KHUYẾN MẠI ĐO LOÃNG XƯƠNG TOÀN THÂN

    TRI ÂN KHÁCH HÀNG NHÂN NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM 27/2. Loãng xương không chỉ là vấn đề tuổi tác, mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời: Gãy xương: Xương giòn, yếu, dễ tổn thương ngay cả khi va chạm nhẹ. Lún xẹp đốt...

  • GÓI VÀNG – KHÁM VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE TOÀN THÂN

    Gói tầm soát chuyên sâu “GÓI VÀNG” là lựa chọn tối ưu cho bất kỳ ai muốn kiểm tra toàn diện sức khỏe từ đầu đến chân. Với sự kết hợp giữa các phương pháp hiện đại như MRI toàn thân, siêu âm chuyên biệt, xét nghiệm ung thư và các xét nghiệm sinh hóa-huyết...

  • Bé trai 12 tuổi đột quỵ não – Lời cảnh báo quan trọng cho phụ huynh!

    Vụ việc bé trai 12 tuổi bị đột quỵ não khi đang làm bài tập về nhà thực sự là hồi chuông cảnh báo rằng đột quỵ không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh. Theo chẩn đoán của bác sĩ, bé bị vỡ mạch máu...

  • Loãng xương sau mãn kinh: “Kẻ cướp” thầm lặng sức khỏe của phụ nữ.

    Bạn có biết rằng, cứ 3 phụ nữ trên 50 tuổi thì có 1 người phải đối mặt với nguy cơ gãy xương do loãng xương? Và đáng báo động hơn, 80% bệnh nhân loãng xương là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau mãn kinh. Loãng xương không chỉ gây đau nhức, giảm...

  • Đo Mật Độ Xương Bằng Phương Pháp DEXA – Giải Pháp Chính Xác Để Phát Hiện Loãng Xương

    Đo mật độ xương (BMD – Bone Mineral Density) là một trong những phương pháp quan trọng giúp đánh giá tình trạng loãng xương và nguy cơ gãy xương. Hiện nay, phương pháp DEXA (Dual-Energy X-ray Absorptiometry) được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán loãng xương nhờ vào độ chính xác cao và...

  • HỆ THẦN KINH – CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP

    Hệ thần kinh là một trong những hệ cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, kiểm soát và điều phối mọi hoạt động. Khi hệ thần kinh gặp vấn đề, có thể gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến vận động, cảm giác, trí nhớ và cả tâm lý. Dưới đây là một...